Đi cùng với xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về may mặc của con người cũng ngày càng được đề cao. Một trong những quan tâm của con người trong trang phục đó là đồng phục ở môi trường công sở. Một số ngành nghề khi nhắc đến sẽ nhớ ngay đến đồng phục công sở đó là: Giáo viên, tòa án và ngân hàng. Và bài viết hôm nay sẽ chủ yếu nhấn mạnh đồng phục làm việc của 3 ngành này.
Khi nhắc đến giáo viên, chúng ta thường nghĩ đến đồng phục của giáo viên phải là áo dài. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu về đồng phục giáo viên cũng ít nhiều thay đổi để ngày càng mới mẻ, năng động hơn. Một trong những trang phục được lựa chọn đó là vest công sở. Vest là trang phục vừa phù hợp với các thầy giáo, đồng thời cũng rất lịch sự duyên dáng cho các cô giáo. Đồng phục vest công sở luôn là mẫu đồng phục được ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn.
Bởi vì sao lại như vậy? Vest công sở mang đến phong cách sang trọng, lịch sự giúp xây dựng được hình ảnh thật đẹp cho các giáo viên khi đứng trên bục giảng, giúp cho các thầy cô thêm tự tin khi giao tiếp hằng ngày. Đồng phục vest nữ thường bao gồm áo sơ mi, áo vest kết hợp với chân váy cùng màu. Còn đối với vest nam sẽ là áo sơmi, áo vest cùng với quần tây cùng màu. Đồng phục công sở của giáo viên thường chú trọng sự đứng đắn, nghiêm túc đúng với tính chất của ngành này. Tuy nhiên nó cũng không kém phần năng động, trẻ trung, hợp thời trang, góp phần giúp cho giáo viên thêm chủ động trong công việc, góp phần to lớn vào sự nghiệp trồng người.
>>> Xem thêm: Đồng phục công sở sinh thái từ nguyên liệu vải tre và Linen
Ngành nghề thứ hai mà tôi muốn đề cập trong bài viết này đó chính là tòa án. Có thể nói, Tòa án là một ngành rất đặc thù. Để lựa chọn đồng phục cho ngành này cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Với môi trường này, việc sử dụng đồng phục hằng ngày được quy định theo hai mùa: xuân hè và thu đông. Đối với trang phục xuân – hè bao gồm: Quần âu màu tím than, áo sơ mi trắng dài tay để trong quần, phù hiệu, biển tên ở ngực áo bên trái.
Còn khi bước sang mùa thu đông, trang phục của ngành Tòa án lại là bộ comple màu tím than, áo sơ mi trắng dài tay để trong quần, phù hiệu, biển tên ở ngực áo bên trái. Như vậy có thể thấy, đồng phục công sở của ngành này cũng có những quy chuẩn riêng. Dù là đồng phục hằng ngày nhưng phải đảm bảo tính lịch sự, kín đáo, trang nghiêm, phù hợp với tinh thần thượng tôn pháp luật. Đồng phục có vai trò rất lớn trong việc tạo lập niềm tin cho mọi người khi họ cần đến sự giúp đỡ. Bởi lẽ đồng phục riêng trong ngành tòa án vừa có sự nghiêm túc, chỉn chu, nhưng cũng lại rất thân thiện, gần gũi với đời sống hằng ngày, luôn tạo sự thoải mái cho mọi người trong quá trình làm việc.
>>> Xem thêm: 3 kiểu mix thời trang mãi xinh cho quý cô công sở
Một trong số những ngành luôn cần đến đồng phục công sở mà tôi muốn nhắc đến nữa chính là ngân hàng. Cũng tương tự như giáo viên và tòa án, đồng phục của ngành nghề này cũng mang những nét riêng biệt. Tất cả hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay đều lựa chọn cho nhân viên mình một mẫu đồng phục riêng.
Lấy ví dụ như đồng phục của ngân hàng Agribank là áo sơ mi trắng dài tay kết hợp với quần tây dành cho nam và chân váy dành cho nữ. Bên cạnh đó thì đồng phục của nữ còn có thể là áo dài đỏ kết hợp với quần vàng cũng rất duyên dáng và kín đáo. Không sử dụng màu đỏ làm chủ đạo, ngân hàng Vietcombank lại lựa chọn màu xanh chuối tạo điểm khác biệt. Cũng là áo dài, cũng là sơmi kết hợp với quần tây hoặc chân váy nhưng đồng phục của Vietcombank vẫn có nét riêng không pha lẫn. Dù là ngân hàng nào đi nữa thì chắc hẳn bộ đồng phục công sở là thứ không thể thiếu trong môi trường này. Vừa tạo sự chuyên nghiệp, vừa lịch thiệp chính là ưu điểm của đồng phục công sở.
>>> Xem thêm: Top 50 mẫu đồng phục ngân hàng đẹp hiện nay
Có thể nói rằng dù bất kỳ ngành nghề nào cũng cần tạo phong cách riêng thông qua sắc màu và đặc điểm của bộ đồng phục .Tuy nhiên 3 ngành mà bài viết đề cập đến là 3 ngành điển hình phải sử dụng đồng phục công sở. Nó vừa giúp người mặc tự tin, vừa tạo nên sự thân thiện cho môi trường làm việc. Do vậy yêu cầu về đồng phục là tất yếu không thể phủ nhận.
Theo Faslink