Logo Công Ty Cổ Phần Kết Nối Thời Trang Faslink
VI | EN

Cùng Faslink khám phá cách bảo quản đồng phục công sở đúng chuẩn

vithanhlam - 30.08.2022 37

Đồng phục là một điều tất yếu đối với dân văn phòng, công sở. Dĩ nhiên rằng, một dân công sở sẽ có rất nhiều loại đồng phục, đồng phục cho ngày lễ, đồng phục ngày thường hoặc đồng phục cho những dịp đặc biệt. Thế nên, không phải loại đồng phục nào cũng được mặc thường xuyên nên sẽ bị cất trong tủ lâu ngày dẫn đến ẩm mốc hoặc bị côn trùng phá hoại. Vậy làm cách nào để bảo quản đồng phục đúng chuẩn? Hãy cùng Faslink theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Bảo quản đồng phục như thế nào?

Đồng phục thường được chia làm nhiều loại chất liệu, thông thường là vải cotton, spandex, eco-friendly để may các loại âu phục như quần tây, áo sơ mi hoặc các loại vải thun nên cũng rất dễ dàng trong việc bảo quản. Hiếm khi các loại đồng phục được may bằng những chất liệu đặc biệt như gấm, nhung hoặc ren thì sẽ có cách bảo vệ khác nhau.

Bảo quản đúng chuẩn để tăng độ bền cho đồng phục
Bảo quản đúng chuẩn để tăng độ bền cho đồng phục

Đối với các loại đồng phục hay sử dụng, hãy đảm bảo việc giặt là thường xuyên sau khi sử dụng, để tránh mồ hôi bám trên áo tạo ra mùi khó chịu. Việc phơi đồng phục ở những nơi có bóng râm, ít nắng và nhiều gió được khuyến khích để bảo vệ đồng phục một cách toàn diện, tránh phơi trực tiếp dưới nắng. Vì một số loại vải chịu nhiệt kém hoặc chất liệu màu nhuộm không tốt có thể bị bạt màu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồng phục. Ngoài ra, hãy giặt các loại đồng phục với cường độ vừa phải để tránh làm giãn sợi vải để tránh bị chùn hoặc tệ hơn là hư áo.

Đối với các loại lễ phục, đồng phục chỉ mặc trong các dịp lễ, hãy đảm bảo được giặt ủi cẩn thận, treo trên móc và được trùm bởi túi nilon để tránh sự phá hoại bởi các loại côn trùng. Bạn có thể đặt túi hút ẩm hoặc các hạt long não trong tủ để không gây ẩm mốc xuất hiện.

>>Xem thêm: Bí quyết lựa chọn vải may đồng phục sơ mi học sinh

Nên giặt với xà bông có độ tẩy vừa phải đối với đồng phục có màu
Nên giặt với xà bông có độ tẩy vừa phải đối với đồng phục có màu

Bảo quản đồng phục khi giặt lần đầu

Đối với những mẫu đồng phục màu đen như áo gile, áo vest, áo sơ mi hoặc quần tây đen thường hay bị loang lổ sau khi giặt vì chất lượng vải không được tốt vì thế khi mua hoặc được phát những đồng phục này về, bạn hãy cho vào chậu và ngâm với một ít nước giấm trong vài tiếng để có thể giữ đc màu của những loại đồng phục này. Đồng thời, đừng cho những loại đồng phục có màu trắng giặt chung với những loại đồng phục có màu để tránh làm lem màu của tất cả với nhau.

Bảo quản hình thêu trên đồng phục

Ở các công ty lớn, nhiều đồng phục được thêu tên hoặc logo lên áo, nếu không biết giữ kỹ càng, các hình logo hay hoa văn thêu trang trí trên áo sẽ mau bị bong, tróc làm ảnh hưởng đến tính thời trang của áo. Thế nên, để bảo vệ hình thêu trên áo chúng ta không nên:

  • Đổ bột giặt trực tiếp hình thêu.

  • Không dùng bàn là, bàn ủi với nhiệt độ cao đè trực tiếp lên hình thêu.

  • Không nên dùng bàn chải, các vật cứng, nhọn chà sát lên hình thêu để không bị tróc các đường chỉ.

  • Đối với các hình thêu in, hãy đợi cho hình khô, hoặc phơi nắng to 1 ngày rồi sau đó mới đem đi giặt.

  • Không nhàu, bóp hoặc kéo dãn các hình thêu trên áo để dẫn đến sự bong tróc.

Hình thêu là điểm nhấn trên đồng phục cần được bảo quản kỹ
Hình thêu là điểm nhấn trên đồng phục cần được bảo quản kỹ

Bảo quản áo đồng phục chất liệu thun co giãn 4 chiều

Thun 4 chiều hiện nay rất được ưa chuộng trong may mặc vì tính linh hoạt và thấm hút của nó làm cho người mặc cảm thấy dễ chịu và năng động. Vì thế, thun 4 chiều cũng được áp dụng ở một số công ty để làm đồng phục cho nhân viên trong những buổi sinh hoạt ngoài trời. Mặc dù thun 4 chiều rất dễ trong việc bảo quản nhưng một số người vẫn không hiểu vì sao áo thun của mình thường bị dãn và chùn làm mất thẩm mỹ của chiếc áo.

Xem thêm: 5 bước bảo quản quần tây đúng cách – Faslink

Vì thế, đối với các loại thun 4 chiều bạn nên giặt bằng nước lạnh và ngâm chúng trong vài giờ và vò nhẹ nhàng để chất thun được săn lại trước khi chịu tác động của việc cuốn xoay của chiều máy giặt. Đặc biệt hơn nữa, cách làm này sẽ giữ được cho màu của chiếc áo của bạn ít bị phai hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn không nên giặt áo thun có màu với những chiếc không màu sau vài lần để tránh sự lem màu.

Áo thun cần vắt hết nước để tránh bị chùn khi phơi.
Áo thun cần vắt hết nước để tránh bị chùn khi phơi.

Vì đồng phục là yếu tố hỗ trợ nâng cao hình ảnh, tác phong làm việc của bạn tại chốn công sở, do đó bạn cần phải chú ý hơn nữa các bảo quản chúng nhé. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Faslink trên đây sẽ giúp bạn có thể giữ được những bộ đồng phục luôn mới tinh và trắng sáng nhé. Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định lựa chọn thay đổi mẫu mã, hình thức đồng phục công ty của mình, thì có thể liên hệ với Faslink, chúng tôi luôn tự hào là công ty hàng đầu, đem đến sự hài vòng vượt bậc về những sản phẩm đồng phục vải sợi sinh thái cho quý khách hàng.

>>Xem thêm: Sản xuất ODM – Giải pháp toàn diện cho đồng phục doanh nghiệp

Chia sẻ