Logo Công Ty Cổ Phần Kết Nối Thời Trang Faslink
VI | EN

Quy trình và Kỹ thuật quản lý chất lượng ngành may mặc đồng phục

vithanhlam - 30.08.2022 24

Sự phát triển và lợi ích của thời trang đem đến cho con người là vô hạn bởi đây lĩnh vực này được hình thành dựa trên sự sáng tạo và thẩm mỹ. Bạn đẹp khi bạn biết kết hợp quần áo để xuống phố, bạn tự tin khi bạn lộng lẫy trong những bộ cánh dạ hội, bạn sang trọng trong những bộ vest lịch lãm. Và bạn cũng sẽ tự tin khi mặc đồng phục đến trường, đến cơ quan làm việc. Việc cho ra đời sản phẩm quần áo đồng phục chất lượng từ chất liệu, kiểu dáng đến màu sắc đòi hỏi cả một quy trình và kỹ thuật quản lý chất lượng ngành may mặc của doanh nghiệp sản xuất, các thương hiệu toàn cầu như Dickies hay Ralph Lauren… đều là những công ty sở hữu quy trình này một cách chuyên nghiệp và hiện đại bậc nhất để luôn cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao nhưng vô cùng đồng nhất. Các bạn hãy cùng Faslink tìm hiểu và khám phá hệ thống này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Để có một quy trình và kỹ thuật quản lý hiệu quả cần sự phối hợp ăn ý của các bộ phận khác nhau. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình quản lý được thực hiện và kỹ thuật quản lý chất lượng ngành may mặc đồng phục từ đó sẽ có những đánh giá khách quan cho lĩnh vực đặc biệt này. 

Quản lý chất lượng hàng may mặc
Quản lý ngành may mặc như thế nào mới đúng cách?

Thứ nhất: Quản lý hiệu quả quá trình bóc tách định mức cho sản phẩm

Quản lý nguồn hàng may
Sắp xếp nguyên vật liệu sử dụng cho việc may đồng phục

Có thể nói, để sản xuất ra được một sản phẩm trong ngành dệt may hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Và ngành may mặc đồng phục cũng không phải là một ngoại lệ. Để sản xuất ra một bộ đồng phục cần sử dụng đến khá nhiều vật tư và phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Việc điều hành, sắp xếp các loại vật tư như khổ vải, loại vải, loại chỉ… cũng đã gây khá nhiều khó khăn. Đó còn chưa kể đến việc quản lý vật tư và bán thành phẩm lại càng là một câu hỏi khó. Nếu có thể đáp ứng tốt được giai đoạn này thì những quy trình sau sẽ được thực bênh một cách trơn tru hơn và hiệu quả hơn. 

Phần lớn những thương hiệu Uniform lớn như Dickies, Carhartt hay Cherokee Uniform sẽ có hệ thống phân loại vô cùng bài bản và khoa học, chúng thậm chí còn được cơ giới hóa và vi tính hóa trong khâu sắp xếp vì nguồn chất liệu để sản xuất của họ rất lớn nên việc làm này sẽ giúp họ vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu suất công việc vừa hạn chế việc tốn quá nhiều nhân công không cần thiết trong việc này.

 >>> Xem thêm: Chất liệu vải sợi đa dạng chất lượng và phong phú

Thứ hai: Quản lý đơn hàng có hiệu quả

Quản lý đơn hơn may mặc
Quản lý đơn hàng ngành may mặc là hoạt động quan trọng

Đối với các cơ sở nhận dệt may đồng phục, đặc biệt là các doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu từ sản xuất cho đến phân phối sản phẩm thì giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, lại tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp chính là một bài toán cân não đối với cơ sở sản xuất đó. Bởi họ phải cân bằng được giữa vốn bỏ ra, quy trình sản xuất và lợi nhuận thu lại mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt cho người sử dụng.chỉ khi có đủ nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất mới được tiến hành. Yếu tố này có vai trò quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của quy trình quản lý. Do đó, người quản lý có nhiệm vụ phải lập ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết, chính xác về nguyên liệu, vốn, kế hoạch sản xuất để cân đối cho quá trình quản lý đó, tăng tính chuyên nghiệp và chất lượng của ngành may mặc đồng phục. 

Thứ ba: Quản lý lệnh sản xuất và tiến độ sản xuất

Sản xuất đồng phục
Sau khi giao kết hợp đồng và có đơn hàng, quản lý lên lệnh sản xuất để thực hiện

Sau khi giao kết hợp đồng và có đơn hàng, quản lý lên lệnh sản xuất để thực hiện. Tuy nhiên việc làm này không hề đơn giản. Những đơn hàng về đồng phục thường đòi hỏi số lượng rất lớn và đặc biệt đòi hỏi về chất lượng cao. Do đó người quản lý phải phân bố nhân lực sao cho hợp lý nhất, phải chia đều công việc cho tất cả các nhân lực để tránh quá tải công việc cũng như chất lượng của ngành may. Thường xuyên cập nhật tiến độ, phân bổ thời gian cho công nhân, tăng ca khi cần thiết để đảm bảo công việc được diễn ra xuyên suốt và đặc biệt chất lượng của sản phẩm vẫn được ưu tiên hàng đầu. 

Thứ tư: Kiểm kê kho hàng

Quản lý hàng may mặc
Cho dù với bất kì ngành nghề nào, việc kiểm kê kho hàng cũng là việc không thể bỏ qua

Cho dù với bất kì ngành nghề nào, việc kiểm kê kho hàng cũng là việc không thể bỏ qua. Trong ngành may mặc cũng vậy, đặc biệt là may mặc đồng phục. Thay vì kiểm kê thủ công như trước kia thì ngày nay người ta được sự trợ giúp rất nhiều từ các thiết bị kỹ thuật công nghệ. Các phần mềm được sử dụng sẽ phát huy tối ưu công dụng của nó trong việc quản lý xuất kho, nhập kho, tồn kho… Điều này giúp giảm thiểu được thất thoát và tiết kiệm thời gian. Từ đó mà chất lượng sản phẩm cũng tăng theo.

>>> Xem thêm: Đồng phục Faslink – Đẳng cấp của doanh nghiệp

Thứ năm: Hệ thống báo cáo

Quản lý chất lượng hàng may mặc
Quản lý thu chi tài chính và tiến hàng báo cáo theo tuần, tháng

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hệ thống báo cáo theo thời gian, giúp cho người quản lý dễ theo dõi tình hình của ngành công nghiệp dệt may này. Việc báo cáo doanh thu, chi phí, thực tế sản xuất, tồn kho… sẽ được báo cáo đầy đủ. Từ đó người chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý, điều hành, phân bố sản phẩm sao cho hợp lý nhất. 

Quy trình và kỹ thuật quản lý chất lượng ngành may mặc đồng phục ngày đang một hoàn thiện và đầy đủ hơn. Điều này cũng đòi hỏi những thách thức lớn đối với ngành may mặc đồng phục nói riêng và ngành dệt may nói chung. Tuy nhiên mục tiêu đặt ra trên hết vẫn là chất lượng sản phẩm và đánh giá của người tiêu dùng.

Theo Faslink

Chia sẻ