Trong các ngành cơ khí, điện lực, xây dựng… quần áo bảo hộ lao động là trang phụ quan trọng đối với người lao động. Tùy theo ngành nghề mà đồng phục bảo hộ lao động có thiết kế và kèm theo phụ kiện hỗ trợ khác nhau như quần áo may phản quang, gài bút cho kỹ sư, có túi hộp, áo ghile phản quang mặc ngoài, giày, nón, kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang…
Hôm nay, Công ty cổ phần Kết Nối Thời Trang (Fashion Link JSC) sẽ giúp quý khách hàng có góc nhìn chi tiết hơn trong ngành nghề lĩnh vực đặc thù của mình. Từ đó, có những lựa chọn phù hợp cho nhân viên:
Quần áo bảo hộ cho ngành xây dựng
Mục đích sử dụng: Dùng cho nhân viên lao động thường xuyên làm việc tại công trường.
Mục đích sử dụng: Dùng cho những người thường xuyên trực tiếp hàn.
Đồng phục bảo hộ lao động ngành cơ khí bao gồm: Quần áo bảo hộ lao động, nón bảo hộ có kính che mặt, mặt nạ phòng độc, giày ủng da, cao su bảo hộ lao động, găng tay da hàn dài chuyên dụng.
Quần áo bảo hộ lao động ngành điện lực (thợ điện)
Mục đích sử dụng: Dùng cho những người thợ thường xuyên làm việc trực tiếp với hệ thống trụ điện và đường dây điện.
Đồng phục bảo hộ lao động ngành điện lực bao gồm: Quần áo bảo hộ lao động cách điện, nón bảo hộ lao động cách điện, kính bảo hộ lao động, ủng bảo hộ cách điện, găng tay bảo hộ cách điện, dây an toàn trên cao, guốc leo cao.
Mục đích sử dụng: Dùng cho những người thường xuyên làm việc tại xưởng
Đồng phục bảo hộ lao động ngành mộc bao gồm: Quần áo bảo hộ lao động, mũ vải lưỡi trai, kính bảo hộ lao động, giày bảo hộ lao động, găng tay sợ bảo hộ, găng tay cao su, áo mưa bộ, áo mưa choàng, ủng bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc, đệm vai bốc vác…
Bên cạnh việc lựa chọn một bộ quần áo bảo hộ đẹp, thoải mái và thể hiện được bản sắc của doanh nghiệp thì lời khuyên mà Faslinkmuốn gửi tới quý khách nên lựa chọn những bộ đồng phục bảo hộ lao động an toàn và phù hợp để nâng cao an toàn trong lao động.